Kết quả tìm kiếm cho "tặng 4 tấn rau"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1680
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tỉnh đã tập trung thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng xanh - tuần hoàn - hữu cơ, gắn với bảo vệ môi trường. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập, giảm tác động đến môi trường, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững…
Từ đầu năm đến nay, ngành Công Thương đã tích cực quảng bá, xúc tiến thương mại; giới thiệu doanh nghiệp (DN) tham gia các sự kiện kết nối giao thương, góp phần mở rộng thị trường để thúc đẩy tăng trưởng.
Nông sản được đồng bào dân tộc thiểu số Khmer bán theo tiêu chí "mùa nào thức đó", trên những chiếc xe đạp cọc cạch di động khắp nơi, hoặc gói gọn trên đôi gánh theo bước chân người bán đi từ trong phum, sóc ra chợ, từ miền núi xuống đồng bằng.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trở thành phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng và thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn TX. Tân Châu tham gia. Qua đó, tạo động lực nông dân thi đua lao động, sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thị trường không ổn định, cộng với giá lúa bấp bênh, chi phí sản xuất ngày càng tăng… Các địa phương trong tỉnh đã chủ động thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái). Kết quả bước đầu cho thấy, các mô hình này cho hiệu quả kinh tế rất tốt.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông Ba Thới là một trong những nhân sĩ yêu nước tiêu biểu ở miền Tây được người dân kính trọng, bởi tinh thần kiên trung, bất khuất, được lưu truyền cho tới nay.
Là đơn vị đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu nông sản chế biến đông lạnh ra thị trường thế giới với gần 50 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (Antesco) đã đồng hành, góp phần phát triển nông nghiệp An Giang sản xuất bền vững. Đặc biệt, thông qua mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ, công ty đã tạo việc làm, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả…
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động và khó lường, nhưng hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh trong 5 tháng đầu năm 2025 có nhiều điểm sáng đáng ghi nhận, với tổng kim ngạch ước đạt 675 triệu USD, tăng trên 3% so cùng kỳ...
Ngày 10/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng xây dựng kế hoạch giai đoạn 2026 - 2030.
Phát huy vai trò nền tảng của lĩnh vực nông nghiệp, huyện Châu Phú chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết tiêu thụ sản phẩm, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
Chuyển đổi số (CĐS) đang là xu hướng tất yếu và mạnh mẽ trong thời đại công nghiệp 4.0, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (DN). Nhiều DN An Giang đẩy mạnh CĐS, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất - kinh doanh (SXKD), nắm bắt kịp xu thế, hướng tới phát triển bền vững trong thời đại số hóa.
Tại buổi Thông tin báo chí thường kỳ tháng 5 năm 2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngày 3/6 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 5/2025 của Việt Nam ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 19,6% so với tháng 5/2024; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đầu năm 2025 đạt 28,04 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2024.